Ấn Độ Bò Nandi

Thần bò trong dạng mình người đầu bò ở Ấn Độ

Nandi ngày nay phổ biến được biết đến là tên gọi con bò đực, vật cưỡi của thần Shiva và cũng là người giữ cửa cho Shiva-Parvati trong thần thoại Hindu. Nandi là người lãnh đạo quân sự của 18 minh chủ (18 siddhas) bao gồm Patanjali và Thirumular. Ở các điện thờ thần Shiva thường thể hiện hình ảnh con bò Nandi ngồi hướng về điện thờ chính. Ngoài ra, cũng có một số đền điện chỉ thờ riêng Nandi. Việc gắn tên Nandi cho con bò đực (tiếng Phạn: vrsabha) thực tế đã được hình thành trong các thế kỷ gần đây, như Gouriswar Bhattacharya về chủ đề này tựa đề Nandin và Vrsabha.

Di chỉ

Lối vào các điện thờ miền Bắc Ấn Độ tiền thế kỷ thứ 10 ở bên sườn và cánh thường là những hình ảnh của Mahakala và Nandi như là người gác cổng và theo các tranh minh họa trong bài thơ Kumarasambhava của Kalidasa cho thấy Nandi đóng vai trò như người bảo vệ cho thần Shiva. Ngoài ra, từ Nandi được cho là khởi phát từ ngôn ngữ Tamil xa xưa Pandi có nghĩa là con bò đực hay bắt nguồn từ Phạn ngữ mang nghĩa “của Shiva”, “người hầu của Shiva” hoặc hạnh phúc. Trong Hindu giáo, những con bò đực thấy xuất hiện trên các con dấu ở vùng thung lũng Indus; trong số đó có “con dấu Pasupati”, theo một vài học giả, nó tương tự như thần Shiva. Tuy nhiên, những con bò có sừng trên các con dấu tìm thấy ở thung lũng Indus chưa đồng nhất với Nandi.

Các mô tả khác về con bò Nandi trong các văn bản thần thoại Hindu bao gồm: Một vài chuyện cổ tích Ấn Độ/Purana miêu tả Nandi hay Nandikeshvara với thân người đầu bò tương tự như Shiva - diện mạo cân đối, có 4 tay, hai tay nắm Parasu (rìu) và Mruga (loài linh dương) và hai tay kia cùng thể hiện thủ ấn Anjali (“ấn hiệp chưởng”, cử chỉ bày tỏ lòng tôn kính, thường gọi là “đảnh lễ”). Brahma Vaivarta Purana đề cập chính thần Krishna cũng có hình thức của một con bò đực khi không ai khác trong vũ trụ có thể đỡ được thần Shiva. Con bò đực Nandi là vật cưỡi chủ yếu của Shiva và là gana (môn đồ) quan trọng của Shiva. Người giữ cửa nơi ở của Shiva: Sự nối kết gần gũi thần Shiva và Nandi giải thích sự hiện diện tượng bò Nandi tại cổng các điện thờ thần Shiva.

Từ nguyên

Cũng có giải thích cho rằng từ nandi trong ngôn ngữ Kannada, TeluguTamil được sử dụng như phép ẩn dụ để chỉ người chặn và cản lối. Trong Phạn ngữ, con bò đực được gọi là vrisha (vṛṣabha), từ này mang ý nghĩa khác: chỉ tính ngay thẳng/đạo đức/sự công bằng hay pháp. Do đó, điều quan trọng trước hết phải cầu phúc lành từ Nandi trước khi đi đến thờ cúng vị chúa tể Shiva. Thủ lãnh của đội quân của thần Shiva: Một vài chuyện cổ tích Ấn Độ/Puranas đề cập Nandi là người dẫn dắt các ganas (môn đồ) và những người theo hầu thần Shiva.

Đạo sư của tôn giáo thờ thần Shiva ở Ấn Độ (Saivism): Nandi là vật cưỡi, môn đồ đầu tiên của Shiva. Trong truyền thống Natha/Siddhar, Nandi là một trong những đạo sư chính. Nandi là đạo sư cho Siddhar, Thirumulanathar, Patanjalinathar. Trong quan niệm du già, Nandi/Nandhi/Nandikeshvara là tâm trí dành cho Shiva, sự tuyệt đối. Trong các từ ngữ khác, Nandi trong vai trò đạo sư: nắm được/hiểu và hấp thụ ánh sáng, “kinh nghiệm và sự từng trải”. - Nandi biểu thị cá nhân jiva (linh hồn) và gửi đến thông điệp rằng jiva luôn tập trung trên Atman (Paramatman) Theo một số chuyện cổ tích Ấn Độ/puranas, Nandi được sinh ra từ bên phải của thần Shiva và Nandi được ban làm con trai nhà hiền triết Salankayana.

Câu chuyện

Tượng con bò thần thánh Nandi thế kỷ 7-8 của người ChampaTượng bò thần Nandi thế kỷ thứ 7-8 tại Phong Lệ, Quảng NamTượng thần Shiva đang cưỡi Nandi thế kỷ 11-12 tại Khương Mỹ, Quảng Nam

Một vài chuyện cổ tích Ấn Độ (puranas) đề cập Nandi như là con trai của nhà hiền triết Shilada, người có được Nandi bởi ơn huệ của thần Shiva. Câu chuyện được kể rằng: Nhà hiền triết Shilada đã thực hành sám hối triệt để nhằm cầu xin một ân huệ đó là thần linh sẽ ban cho ông một đứa con bất tử. Thần Indra đã hiện ra, nhưng sau khi nghe lời thỉnh cầu, thần đã bảo ông hãy cầu xin Shiva: bởi không ai khác ngoài Bò thần Nandi thần Shiva mới có thể ban cho ông một ân huệ như vậy. Nhà hiền triết tiếp tục sám hối đến 1.000 năm sau đó.

Ông ngồi yên bất di bất dịch trong nhiều năm, vì vậy những con mối đã đến định cư và làm tổ trên thân thể ông. Và rồi chúng bao trùm toàn bộ thân thể nhà hiền triết và sâu bọ bắt đầu ăn vào thịt và máu ông. Cuối cùng, chỉ duy nhất những chiếc xương còn sót lại. Lúc bấy giờ, thần Shiva mới xuất hiện và ban cho ông ân huệ. Tuy nhiên, ngài đề nghị nhà hiền triết, lúc bấy giờ đã già cỗi và thứ còn lại duy nhất là xúc giác. Nhà hiền triết phải cử hành lễ hiến tế và một đứa trẻ sẽ hiện ra từ cuộc hiến tế lửa. Thân thể đứa bé sẽ được bảo bọc bởi chiếc áo giáp làm bằng kim cương. Các vũ công và ca sĩ cõi trời cùng biểu diễn để ăn mừng sự kiện cát tường này và rải hoa chúc phúc cho đứa bé.

Đứa bé trai được đặt tên “Nandi” người mang lại niềm vui sướng, hân hoan. Shilada mang đứa bé về nhà. Tức thì đứa bé mất đi những biểu hiện thần thánh trở thành một đứa trẻ bình thường. Đứa trẻ hoàn toàn quên đi sự ra đời của mình. Nhà hiền triết rất lo lắng về sự biến đổi bất thình lình này. Ông dành hết thời gian của mình để dạy dỗ Nandi, khi lên bảy, đứa trẻ đã thông thuộc kinh văn Veda và mọi văn bản thiêng liêng khác. Sau đó, khi Mitra và Varuna đến thăm nhà hiền triết. Lần đầu nhìn đứa trẻ, họ đã đưa ra lời phán rằng mặc dù đứa bé có tất cả các dấu hiệu cát tường, nhưng nó có cuộc sống rất ngắn ngủi. Nó không thể sống sót đến khi lên tám tuổi. Nhà hiền triết đã bị mất thể diện vì những lời bình phẩm này.

Không đau khổ, buồn phiền như người cha, Nandi bắt đầu cầu nguyện thần Shiva. Thần đã hiện ra và ban phúc cho Nandi. Thần công khai ban phúc lành rằng Nandi sẽ được thờ cúng cùng với thần và trở thành vật cưỡi của thần. Ngay lập tức, Nandi có tất cả mọi quyền năng thiêng liêng và biến thành nửa người nửa bò. Nandi và nhà hiền triết Shilada cùng đến sống nơi vương quốc của thần Shiva. Bên cạnh đó, có một câu chuyện thần thoại kể rằng Shiva và Parvathi đã chơi một trò chơi may rủi. Do không phân xử được người thắng kẻ thua nên Shiva và Parvathi quyết định để Nandi (con bò thần) trở thành trọng tài. Vì thiên vị nên mặc dù Shiva thua nhưng Nandi lại tuyên bố thần thắng cuộc. Phẫn nộ vì sự thiên vị vô lý của Nandi nữ thần Parvathi đã buông lời nguyền rủa con bò Nandi sẽ chết dần chết mòn bởi căn bệnh nan y không thể chữa khỏi.

Quá sợ hãi, Nandi phủ phục dưới chân nữ thần cầu xin sự tha thứ. “Mẹ tha thứ cho con. Con phải thể hiện sự biết ơn đến chủ nhân của mình. Chẳng lẽ con lại làm bẽ mặt chủ nhân khi tuyên bố người thua cuộc. Để giữ sự kính trọng không hồ nghi là hoàn toàn nói dối. Con phải chịu sự trừng phạt quá khắc nghiệt cho lỗi lầm nhỏ bé của mình sao?”. Nandi đã cầu xin sự tha thứ. Nghe những lời khẩn thiết như vậy nên Parvathi đã sẵn lòng tha thứ cho Nandi và chỉ cho bò Nandi cách chuộc lỗi. Nữ thần bảo: “Ngày Chaturdasi vào tháng Bhadrapada lễ sinh nhật con trai ta được cử hành. Vào ngày này ngươi hãy dâng tặng cho con trai ta thứ mà ngươi yêu thích nhất (đó là những ngọn cỏ non)”. Nandi đã thực hiện theo chỉ dẫn của nữ thần và lời nguyền rủa trở nên vô hiệu. Và khi quỷ (asura) và thần (deva) cùng nhau khuấy biển sữa để tìm kiếm thuốc trường sinh.

Rất nhiều thảo dược và ngọc quý hiện ra và một trong số chúng là thuốc độc (halahala). Thuốc độc quá nguy hiểm khiến quỷ thần không một ai dám đến gần vì nếu tiếp cận nó cả quỷ thần đều sẽ bị kéo vào kiếp người, chịu sự đau khổ với cái tôi bản ngã. Thần Shiva cùng bò Nandi của mình đã tiến đến gần bên. Thần cầm thuốc độc trên tay và uống lấy chúng. Thuốc độc từ từ chảy xuống và dừng lại ở cổ họng của thần. Do đó, thần Shiva được biết đến như Nilakantha (cổ xanh) và Visakantha (cổ thuốc độc). Thấy vài giọt thuốc độc rơi ra từ miệng Shiva, Nandi ngay lập tức liếm chúng khi rơi xuống đất. Quỷ thần nhìn thấy đều sửng sốt và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với Nandi. Thần Shiva trấn tĩnh đám đông và nói rằng “Nandi đã hoàn toàn quy phục ta vì vậy nó có toàn bộ mọi quyền năng và sự bảo vệ của ta”.